Kỹ năng cầm nắm - hay còn gọi là kỹ năng nhón, là bước phát triển quan trọng khi bé bắt đầu ăn dặm. Đây là khả năng bé có thể dùng ngón cái và ngón trỏ để nhón và cầm nắm đồ vật. Quá trình này không chỉ giúp bé phát triển về mặt thể chất mà còn là bước tiến trong việc bé tự ăn. Vậy làm thế nào để hình thành kỹ năng này cho bé, hãy cùng Tropic Farm tìm hiểu nhé!
1. Kỹ năng cầm nắm phát triển khi nào?
Bé thường bắt đầu phát triển kỹ năng cầm nắm vào khoảng 7 - 10 tháng tuổi. Trước đó, bé thường sử dụng phương pháp "quét" để gom đồ vật vào lòng bàn tay bằng cả bốn ngón tay. Qua thời gian, kỹ năng này sẽ trở nên chính xác hơn khi bé tập luyện và trưởng thành.
Tập luyện thói quen cầm nắm cho bé
2. Cách rèn luyện kỹ năng cầm nắm cho bé
- Tạo điều kiện để bé tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm: Cho bé tiếp xúc với các loại thực phẩm có kết cấu, hình dạng và kích thước khác nhau sẽ giúp bé học cách cầm nắm và phát triển kỹ năng nhón.
- Khuyến khích bé tự ăn: Tự ăn là cách tuyệt vời để bé rèn luyện kỹ năng này. Trong bữa ăn, bé sẽ có cơ hội cầm nắm các loại thức ăn, từ đó kỹ năng này sẽ ngày càng hoàn thiện.
- Cho bé tự do khám phá trong bữa ăn: Hãy để bé thoải mái khám phá thức ăn, chạm và nhón thức ăn theo cách của bé. Đây là cách tốt nhất để bé phát triển kỹ năng cầm nắm một cách tự nhiên.
Tạo điều kiện cho bé tiếp xúc nhiều với vật
3. Các hoạt động rèn luyện kỹ năng cầm nắm cho bé
- Cho bé tự ăn: Đặt thức ăn trên đĩa hoặc khay rộng để bé có không gian thoải mái luyện tập cầm nắm.
- Chơi trên sàn: Khuyến khích bé lăn, bò, và chơi trên sàn giúp bé phát triển cơ và tăng cường sức mạnh cho vai và tay.
- Chơi với đồ chơi chỉ cần dùng ngón trỏ: Các trò chơi như nhấn nút hoặc đồ chơi có các phần bật lên sẽ giúp bé tập luyện kỹ năng nhón.
Cho bé tự cầm nắm thức ăn
- Kéo đồ vật ra khỏi hộp: Những hoạt động khuyến khích bé kéo đồ vật như khăn ra khỏi hộp sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng cầm nắm.
- Chơi bóng: Các loại bóng có kích thước và kết cấu khác nhau là cách thú vị để giúp bé rèn luyện kỹ năng này.
Cho bé những hoạt động với bóng
- Chơi với sticker: Dán và gỡ sticker là một hoạt động thú vị giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm.
- Sử dụng bông hoặc pom-pom: Bé có thể nhón và kéo các quả bông hoặc pom-pom ra khỏi hộp để rèn luyện kỹ năng nhón.
- Chơi với đồ chơi hình ống: Đồ chơi có dạng hình ống giúp bé thực hành động tác nhón.
- Sử dụng khay trứng: Đặt một mẩu nhỏ thức ăn vào từng ngăn của khay trứng và khuyến khích bé nhón từng mẩu thức ăn ra.
Rèn luyện kỹ năng cầm nắm cho bé
Lưu ý: Nếu bé không có dấu hiệu phát triển kỹ năng cầm nắm sau 12 tháng tuổi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem bé có cần hỗ trợ thêm hay không.
Việc hình thành kỹ năng cầm nắm cho bé không chỉ là bước đệm quan trọng cho việc tự ăn mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động, hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày sau này. Mẹ hãy kiên nhẫn luyện tập cho bé có được kỹ năng này, mẹ nhé!